Tuyệt đối không được uống trà trong những trường hợp sau

Tìm hiểu những điều cấm kỵ hay chính là khoảng thời gian tránh không nên uống trà, bởi  bạn sẽ làm hạn chế tác dụng thảo dược từ trà và phản tác dụng và mang hại vào thân:

Uống trà là thói quen từ rất lâu đời của người Việt, tuy nhiên uống như thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe, cho cơ thể thì không phải ai cũng nắm rõ. Các cụ nhà ta, nhất là phái mạnh thường có thói quen tụ tập buổi sáng để uống trà chơi cờ tướng, bàn luận chuyện từ xưa cho đến nay:

Uống trà đúng cách đó là không pha trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng:

Đun trà hoặc hãm trà xanh, trà hoa cúc, trà giảo cổ lam trực tiếp trong phích nước nóng để uống.. đó là thói quen hoàn toàn sai lầm. Cách uống trà như vậy không có lợi, mà chỉ có hại, bởi khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ quá cao, chất axit tannic có trong từng lá trà hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm, các tinh chất cần thiết bị bốc hơi phần lớn, các vitamin C trong lá trà cũng bị phân hủy đi rất nhiều.

Uống trà theo cách hãm trực tiếp trong phích nước nóng, không những nước trà có vị đắng chát mất ngon, mà các dinh dưỡng có trong lá trà bị giảm đi đáng kể mà còn không có lợi cho sức khỏe.

          Uống trà ngay sau  khi vừa ăn xong rời khỏi bàn ăn:

Bạn uống trà ngay sau khi ăn cơm xong, các protein và chất sắt trong các thực phẩm bạn vừa nạp vào sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna có trong trà, gây khó tiêu, làm giảm khả năng hấp thụ protein và chất sắt có lợi cho cơ thể.

Sau bữa ăn chỉ tầm 3 đến 5 phút bạn đã uống 1 cốc trà tương ứng với 15 g trà được uống vào cơ thể thì lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm đến 50%. Vì vậy nếu có thói quen nghiền trà, hay ông bà bố mẹ có thói quen đó bạn hãy đưa ra lời khuyên đối với họ để sử dụng trà hiệu quả nhất.

Uống nước trà pha để lâu qua 4 tiếng:

Trà được pha và để quá lâu qua 4 tiếng, lượng caffeine sẽ tăng lên. Nước trà pha xong để sau vài tiếng bạn để ý sẽ nước trà sẽ bị xỉn màu, do xảy ra phản ứng hóa học, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy đi rất nhiều.

Lượng axit tannic có trong nước trà sẽ tăng lên, gây hại với những người bị bệnh gút. Do vậy, uống trà sau khi pha  khoảng tối đa là 1h đồng hồ là tốt nhất.

Uống trà được pha  quá đậm đặc:

Nước trà pha đậm đặc có hàm lượng caffein cao hơn bình thường, khi uống nhiều trà đậm đặc sẽ gây kích thích trung khu thần kinh. Đặc biệt, sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ, khó ngủ, căng thẳng….

Vì vậy những người có thói quen uống trà đậm đặc nên lưu ý vấn đề này để giảm bớt lượng trà đậm đặc nhằm bảo vệ cơ thể.

Uống trà lúc quá bụng đói:

Khi bụng đói cồn cào tốt nhất nên tránh xa các loại trà, bởi vì nước trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày, và các triệu chứng khó chịu như sót ruật, bụng cồn cào, hay nặng hơn còn say trà.

Uống trà ngay sau khi ăn thịt dê, thịt chó:

Các loại thịt nhất là thịt dê, thịt chó là nguồn thực phẩm giàu đạm, còn các loại trà lại có nhiều axit tannic. Khi 2 loại này gặp nhau axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin. Gây hại cho cơ thể, bới chất này có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột,  gây khó khăn cho đại tiện, bị táo bón, có hại cho sức khỏe.

Dùng nước trà thay thế nước lọc để uống thuốc:

Tiện thể dùng nước trà để làm nước uống thuốc. Làm như vậy bạn có biết là không khoa học, và làm mất tác dụng của thuốc bởi lẽ các chất có trong lá trà như axit tannic, theine, caffeine… và một số vitamin B,C được hòa tan trong nước các thành phần đó có trong nước trà khi gặp thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và mất tác dụng..

 

NGUỒN BÀI VIẾT:

https://hathaitea.com/index.php?option=com_content&view=article&id=128:nhung-dieu-cam-ky-khi-uong-tra&catid=47:i-sng&Itemid=114