Trẻ còi xương có nên dùng đông trùng hạ thảo
- Trà Giảo Cổ Lam Túi Lọc Hòa Bình
- 05 loài cây có thể giết người trong chớp mắt
- Dùng oxy già để tẩy trắng lòng heo
- Dừa tẩy trắng bằng hóa chất đang tràn lan các khu resort -khách sạn
Chăm sóc trẻ luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm hàng đầu, làm sao để con mình không bị còi xương suy dinh dưỡng chậm lớn và cách phòng tránh như thể nào…?. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin về trẻ còi xương và suy dinh dưỡng dưới đây để biết rõ hơn về chứng bệnh còi xương ở trẻ nhỏ cũng như tìm hiểu về cách phòng tránh hiệu quả giúp trẻ phát triển tốt nhất các mẹ nhé.
1) Các dấu hiệu của trẻ còi xương suy dinh dưỡng chậm lớn mẹ nên biết:
– Trẻ xuất hiện thường xuyên các dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, ngủ kém, biếng ăn, hay giật mình, khi ngủ quẫy đạp không yên, quấy khóc và hay khóc đêm.
– Trẻ ra nhiều mồ hôi hơn bình thường khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ.
– Trẻ dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống nhiều ngày.
– Trẻ biết nhận thức hay kêu đau bụng, và các dấu hiệu như hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm, cụ thể ở xương cẳng chân.
Các biểu hiện dễ nhận biết trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng chậm lớn và cách phòng tránh phần:
– Rụng nhiều tóc ở trẻ cũng là một triệu chứng hay gặp khi trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng.
– Xương sọ là vùng đầu tiên sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp thở rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán.
– Trẻ từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn xương sườn cong. Sau 1 tuổi, chi khi trẻ em đã tập đi có một số biểu hiện: cong xương chi dưới của trẻ bị cong chữ o hay còn gọi vòng kiềng và có thể chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài…
– Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng chậm lớn sẽ dẫn đến gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm mọc răng, chậm phát triển chiều cao so với tuổi.
– Cơ nhẽo, các cơ yếu, chậm vận động như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi hơn so với trẻ khác khi đến tuổi.
Khi thấy trẻ cí các dấu hiệu trên, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và có cách điều trị phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
2) Cách mẹ phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ hiệu quả:
Để phòng bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ, tốt nhất là mẹ khi mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, hợp lý, bổ sung thêm viên sắt, canxi và các dưỡng chất cần thiết… và không quên tắm nắng để có vitamin D tốt cho xương.
Mẹ cho bé bú sớm ngay sau khi sinh và cho bé bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Sau 6 tháng tuổi, mẹ cho bé tập ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ các dưỡng chất và đa dạng các thực phẩm cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng vào các ngày.
Các bé sau sinh mẹ nên lưu ý 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc từ 7 đến trước 9 h và phải để cho ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực của trẻ.
Vào mùa đông, trẻ cần được bổ sung 1 liều vitamin D3 khoảng 200.000 đơn vị để điều trị dự phòng, 6 tháng cho trẻ uống lại một lần.
3) Trẻ còi xương chậm lớn có uống được nước đông trùng hạ thảo:
Đông trùng hạ thảo có tinh nóng, tuy là một loại thuốc quý với giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể nhiều chất mà trong các loại thực phẩm không có được. Tuy nhiên vì đông trùng hạ thảo có tính nóng nên mẹ nên lưu ý với trẻ dưới 5 tuổi không nên sử dụng, hoặc nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Trên đây là các triệu chứng của trẻ còi xương suy dinh dưỡng chậm lớn và cách phòng tránh, bổ sung chất dinh dưỡng và chăm sóc trẻ chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các mẹ, giúp cho các mẹ có thêm kinh nghiệm kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng con cái tốt nhất. Chúc gia đình bạn và bé luôn vui vẻ hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi.