Cách phân biệt nhộng trùng thảo và đông trùng hạ thảo
- Trà Giảo Cổ Lam Túi Lọc Hòa Bình
- 05 loài cây có thể giết người trong chớp mắt
- Dùng oxy già để tẩy trắng lòng heo
- Dừa tẩy trắng bằng hóa chất đang tràn lan các khu resort -khách sạn
Trong khi Đông trùng hạ thảo là vị thảo dược quý hiếm và giá thành khá cao, thì nhộng Trùng Thảo lại có giá cả rẻ hơn, thậm chí có thể mua theo cân về để nấu nướng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, vì lợi ích cá nhận mà một bộn phận người bán thường trộn đông trùng hạ thảo lẫn với nhộng trùng thảo và bán với giá khá rẻ. Để không “tiền mất tật mang”, bạn cần học cách phân biệt hai loại dược liệu này.
Cách phân biệt 2 loại dược liệu dễ gây nhầm lẫn
Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo là 1 dạng ký sinh đặc biệt. Đông trùng hạ thảo là thành quả ký sinh của bào từ nấm Cordyceps sinesis, trên cơ thể ấu trùng của một loại sâu bướm đặc biệt (Hepialus). Đây được coi là loài dược liệu quý hiếm, bởi người ta chỉ tìm thấy đông trùng hạ thảo trên vùng cao nguyên Tây Tạng với độ cao từ 3.000 – 4.000 m so với mực nước biển.
Chi nấm Cordyceps có khoảng 350 loài khác nhau, nhưng cho tới nay các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu được 2 loài là: Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link và Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. Cũng theo các nhà nghiên cứu, chỉ có Cordyceps sinensis mới được xem là đông trùng hạ thảo, hình thái của nó là cây nấm mọc trên đầu con sâu. Loài thứ hai (Cordyceps militaris) còn được gọi là nhộng trùng thảo (với hình thái phát triển trên nhộng tằm). Đây là loại cây nấm phát triển trên bộ phận khác của con sâu, dễ nuôi và có giá trị dược liệu rất thấp nên giá thành khá rẻ. Đặc điểm dễ dàng nhận dạng của nhộng trùng thảo là thân của nó có màu vàng cam ngả hồng, đầu cây nấm ở dạng chùy.
Giá trị dược liệu của nhộng trùng thảo và đông trùng hạ thảo
Từ lịch sử sử dụng qua trong Đông y và qua các phân tích thành phần dược ý, hóa học, thực tiễn đã công nhận khả năng chữa bệnh, giá trị bổ dưỡng của đông trùng hạ thảo. Do vậy, nhộng trùng thảo tự nhiên có giá khoảng chừng trăm triệu đồng/kg, thì đông trùng hạ thảo tự nhiên rất hiếm và quý, giá của nó có thể lên tới 1,4-1,6 tỷ đồng/kg.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng, nhộng trùng thảo được nuôi trồng dễ dàng và có thể cho nấm mọc trên thân con nhộng hoặc con tằm. Ở Việt Nam, người ta còn có thể nhân trồng nhộng trùng thảo trên giá đậu, gạo lức, bán theo cân và ăn như một loại rau. Trước thực tế đó, một số cơ sở đã dùng nhộng trùng thảo nghiền thành bột và đóng thành viên để bán ra thị trường với tên gọi là đông trùng hạ thảo.
Do vậy, để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái đông trùng hạ thảo, khách hàng nên tìm đến các cơ sở có tiềng và chọn các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.