Trẻ suy dinh dưỡng có nên uống đông trùng hạ thảo
- Trà Giảo Cổ Lam Túi Lọc Hòa Bình
- 05 loài cây có thể giết người trong chớp mắt
- Dùng oxy già để tẩy trắng lòng heo
- Dừa tẩy trắng bằng hóa chất đang tràn lan các khu resort -khách sạn
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia ông PGS.TS Lê Danh Tuyên cho biết, tại nước ta tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em trên dưới 5 tuổi chiếm tới 25,9%. Như vậy cho thấy cứ 4 trẻ em thì có tới hơn 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi và không được phát triển toàn diện.
Ông PG.TS. Lê Danh Tuyên cho biết thêm: Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm: vitaminA, i ốt, Fe, kẽm sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần và thể lực của trẻ em.
Nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay là do đâu:
– Chế độ dinh dưỡng: Nuôi trẻ khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, trẻ được cho ăn bổ sung sữa ngoài thay sữa mẹ không đúng cả về số lượng và chất lượng,chính là nguyên nhân quan trọng khiến trẻ thiếu dưỡng chất, nhất là do các mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ kèm theo không có điều kiện và thời gian chăm sóc con cái.
– Do trẻ thường xuyên ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đường tiêu hóa, đường hô hấp nhiều lần, ngoài ra biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…cũng dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.
– Do thể tạng dị tật ở trẻ: Trẻ đẻ non, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng bào thai, bị các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…
– Do điều kiện kinh tế: Suy dinh dưỡng là một căn bệnh xuất phát từ nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan trực tiếp đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là một trong những mô hình hệ bệnh tật phổ biến của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta.
Nhận biết dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương và nên có chế độ ăn uống gì, để trẻ được phát triển toàn diện
Các mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên của trẻ trên biểu đồ tiêu chuẩn cân nặng phát triển của trẻ. Khi thấy 2 đến 3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn từ bác sĩ.
Dấu hiệu mẹ nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng:
– Trẻ không tăng cân hoặc thậm trí giảm cân liên tục trong 2 tháng
– Trẻ bị teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
– Trẻ mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
– Trẻ ăn kém, thường bị rối loạn tiêu hóa: đi ngoài phân sống, ỉa chảy
– Da tre xanh xao, tóc thưa hay rụng dễ gãy, đổi màu.
– Trẻ chậm chạp hơn bình thường và kém linh hoạt và thường quấy khóc.
– Bé bị suy dinh dưỡng, xuất hiện biểu hiện đầu tiên mẹ dễ nhận diện đó số cân nặng ít hơn 20% và chiều cao thấp hơn 10% so với tiêu chuẩn phát triển trung bình.
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể của trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết như chất đạm cũng như các dưỡng chất cần thiết khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển toàn diện.
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ Mẹ có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.
Chế độ ăn:
– Mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu, kể cả ban đêm.
– Khi mẹ thiếu hoặc mất sữa cho trẻ bú: Cho trẻ ăn các loại sữa bột có công thức theo đúng tháng tuổi của trẻ, bổ sung sữa đậu nành.
– Trường hợp trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi mẹ cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi tăng số bữa ăn lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay và đa dạng các dưỡng chất có trong tự nhiên..
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ suy dinh dưỡng:
+ Tinh bột: Gạo, khoai tây
+ Các loại thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
+ Sữa bột dành riêng cho độ tuổi giàu năng lượng tốt nhất nên theo chỉ dẫn cụ thể của Bác sĩ.
+ Dầu, mỡ cùng các loại rau xanh và quả chín tự nhiên và an toàn.
Những loai thực phẩm không nên sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi mẹ nên biết:
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là rất cần thiết tuy nhiên mẹ nên nắm rõ các nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, trẻ dưới 5 tuồi không nên ăn, uống những gì?
+ Dưới 3 tháng tuổi trẻ không nên ăn mặn
+ Trẻ dưới một tuổi không nên sử dụng mật ong
+ Dưới 5 tuổi không nên uống thuốc bổ: Trong đó có những loại thuốc bổ có nhiều chất dinh dưỡng lớn như đông trùng hạ thảo
Xác định nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng đó chính là cách tốt nhất để mẹ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng và có chế độ chăm sóc bổ sung dưỡng chất hợp lý..
Để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ qua các tháng, và cho trẻ thăm khám ngay khi có dấu hiệu không tăng cân, chúc mẹ nuôi bẻ khỏe và ngoan mỗi ngày.